Khi lên kế hoạch sửa nhà chung cư, việc nắm rõ các quy định là vô cùng quan trọng. Không chỉ đảm bảo an toàn cho chính căn hộ của bạn, mà còn giúp bảo vệ kết cấu chung và tránh ảnh hưởng đến các cư dân xung quanh. Quy định về sửa chữa căn hộ chung cư bao gồm các yếu tố như thời gian thi công, cấp phép từ ban quản lý, và những hạn chế liên quan đến tiếng ồn hay sự thay đổi kết cấu. Việc tuân thủ những quy định này sẽ giúp quá trình cải tạo diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý
Vì căn hộ chung cư được thiết kế theo những tiêu chuẩn chung của khách hàng, vì vậy khi mua lại căn hộ sẽ cần sửa lại sao cho hợp phong thủy với gia chủ hiện tại. Không những vậy việc sửa chữa lại căn hộ chung cư còn nhằm mục đích mang đến không gian sống tiện nghi và nâng cấp lại những bộ phận hư hỏng trong nhà.
Luật sửa chữa căn hộ chung cư
Việc sửa chữa căn hộ có thể gây ảnh hưởng đến cả kết cấu tòa nhà của những hộ dân khác. Vì vậy, pháp luật có quy định những trường cần và không cần xin phép khi sửa chữa.
Hạng mục không phải xin giấy phép khi cải tạo chung cư
Theo khoản 1, khoản 2, Điều 4, Thông tư 28/2016/TT-BXD phần thay thế Phụ lục 2 Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định, trường hợp sửa chữa nhà chung cư không cần phải xin phép nếu thuộc trường hợp sau đây:
Trường hợp căn hộ hoặc phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng có hư hỏng thì chủ sở hữu hoặc người sử dụng được quyền sửa chữa, thay thế nhưng không được làm hư hỏng phần sở hữu chung và ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác.
Trường hợp thay thế, sửa chữa hoặc lắp đặt thiết bị thêm thì phải bảo đảm không làm thay đổi, biến dạng hoặc làm hư hỏng kết cấu của nhà chung cư.
Hạng mục phải xin giấy phép xây dựng khi cải tạo chung cư
Theo đó, tại Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 nêu rõ, chủ sở hữu nhà chung cư bị nghiêm cấm đối với hành vi “chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức, tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư”.
Khoản 2, Điều 87 cũng quy định: “Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp pháp luật quy định phải lập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo dự án được phê duyệt. Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì việc cải tạo nhà ở còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này”.
Như vậy, hạng mục phải xin giấy phép khi sửa chữa chung cư bao gồm các hạng mục thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi phần kết cấu riêng trong căn chung cư. Để thực hiện cải tạo sửa chữa, gia chủ bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng và được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Đơn xin sửa chữa chung cư
Nội dung của đơn xin sửa chữa căn hộ chung cư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
ĐƠN XIN SỬA CHỮA CĂN HỘ
(V/v: Sửa chữa thay đổi nội thất trong căn hộ)
Kính gửi: Ban quản lý tòa nhà: ……………………
Tôi là:… ………..…………………. hiện là Chủ sở hữu căn hộ……………………
Thuộc Tòa……………… theo Giấy chứng nhận số: ………………………………
Qua thời gian tôi sử dụng căn hộ trên thực tế do đặc điểm kiến trúc căn hộ tôi nhận thấy cần điều chỉnh một ít về nội thất trong căn hộ của mình để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.
Với mong muốn này tôi xin Ban quản lý tòa nhà cho phép chúng tôi thi công điều chỉnh căn hộ của tôi theo bản vẽ thiết kế điều chỉnh căn hộ mà tôi đã gửi kèm.
Tôi xin cam kết:
– Những thay đổi trong thiết kế điều chỉnh sẽ chỉ bao gồm thay đổi vị trí một số bức tường ngăn phòng, vách trần, hệ thống đèn, không thay đổi các vị trí cửa sổ, cửa chính, các kích thước cửa (cao x rộng x sâu), hệ thống kỹ thuật khác hay kết cấu chịu lực của tòa nhà.
– Hệ thống thoát nước, chất thải vẫn nằm trong phạm vi ô sàn vệ sinh giữ nguyên, chỉ thay đổi vị trí thiết bị theo bản vẽ điều chỉnh, các hệ thống cấp thoát nước khác vẫn giữ nguyên như thiết kế ban đầu của Chủ đầu tư.
– Tôi cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết cấu căn hộ của mình và những ảnh hưởng gây ra nếu có.
– Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu phù hợp khác mà Chủ đầu tư, Ban quản lý tòa nhà đưa ra.
Kiến nghị:
– Tôi mong muốn Ban quản lý tòa nhà sẽ cấp phép để chúng tôi kịp thời thi công sửa chữa căn hộ của tôi theo đúng như bản vẽ kỹ thuật đã điều chỉnh kèm theo.
– Trong quá trình thi công hoàn thiện mọi chi phí chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….………, ngày…….tháng……..năm 201…
CHỦ SỞ HỮU CĂN HỘ ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ:
(Ký, ghi rõ họ tên)
>>> Xem thêm : Có Được Tự Ý Thay Đổi Kết Cấu Khi Sửa Nhà Chung Cư Hay Không?
4 Lưu Ý Quy Định Sửa Chữa Nhà Chung Cư Căn Hộ
Quy định quyền sửa chữa nhà chung cư
Chung cư về cơ bản, quyền sở hữu sẽ có phần riêng và phần chung. Vì vậy việc sửa chữa căn hộ chung cư sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật như:
- Hoạt động sửa chữa nhỏ.
- Hoạt động sửa chữa định kỳ.
- Hoạt động sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư.
- Giới hạn, điều kiện sửa chữa chung cư.
Về giới hạn việc sửa chữa nhà chung cư:
+ Cấm chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật.
+ Cấm lấn chiếm không gian và các phần thuộc về quyền sở hữu chung hay của những chủ sở hữu khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Về giới hạn sửa chữa nhà chung cư
+ Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hay thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng ở nhà chung cư.
+ Công trình sửa chữa nhà chung cư ở phía bên trong không được thay đổi kết cấu chịu lực. Đồng thời không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến môi trường và an toàn công trình.
+ Đối với công trình sửa chữa làm thay đổi đi thiết kế cấu trúc mặt ngoài không được tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Những điều kiện sửa chữa căn hộ chung cư
Vấn đề liên quan đến sửa chữa căn hộ chung cư cũ, cải tạo lại căn hộ theo nhu cầu của chủ sở hữu cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ nhà cần phải tuân thủ cả những quy định có trong: Bản nội quy quản lý và sử dụng nhà chung cư do chính chủ đầu tư ban hành.
Nếu gia chủ quyết định sửa chữa, cải tạo căn hộ chung cư thì cần chú ý đến những thông báo, cho phép từ phái chủ đầu tư hay chủ sở hữu liền kề
Vì vậy, gia chủ nếu muốn sửa chữa, cải tạo căn hộ chung cư thì cần hoàn tất những thủ tục sau:
Tiến hành xin giấy phép xây dựng sửa chữa cải tạo chung cư trong trường hợp nhà chung cư không được miễn giấy phép.
Thông báo sửa chữa, cải tạo căn hộ chung cư đến chủ đầu tư.
Xin giấy phép sửa chữa chung cư của chủ đầu tư hoặc hội nghị nhà chung cư để hoàn tất thủ tục.
Thủ tục xin sửa chữa nhà chung cư
Đối với thủ tục xin sửa chữa nhà ở chung cư tại cơ quan nhà nước thì gồm có:
Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa căn hộ chung cư gồm có:
Đơn xin phép cải tạo và sửa chữa nhà hiện đang thuộc quyền sở hữu của người làm đơn.
Bản cam kết tập kết thu gom và vận chuyển chất thải rắn trong quá trình xây dựng.
Bản sao giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Những hình ảnh liên quan đến việc sửa chữa căn hộ, đặc biệt là hình ảnh mặt đứng hiện trạng ngôi nhà ở các hạng mục đang được thi công sửa chữa.
04 bộ bản thiết kế sửa chữa nhà chung cư.
Bạn sẽ phải nộp hồ sơ sau khi hoàn chỉnh nó tại phòng quản lý đô thị thành phố, tại phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà chung cư sẽ là khoảng 15 ngày, tính từ ngày cơ quan nhận được bộ hồ sơ.
4 lưu ý khi sửa nhà chung cư
Để sửa chữa, cải tạo căn hộ chung cư thuận lợi và suôn sẻ nhất, bạn không thể bỏ qua những yếu tố sau:
- Xác định trước khu vực cần nâng cấp, sửa chữa trong hạ tầng căn hộ.
- Lên ý tưởng mẫu thiết kế cho nơi cần sửa chữa.
- Dự trù chi phí sửa chữa cho các hạng mục để chuẩn bị tốt về mặt kinh tế.
- Lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, đội ngũ thợ có tay nghề cao để căn hộ được sửa chữa cách tốt nhất.
Việc tuân thủ các quy định khi sửa chữa căn hộ chung cư không chỉ đảm bảo an toàn và sự hài hòa cho toàn bộ tòa nhà mà còn giúp bạn tránh những rắc rối pháp lý không đáng có. Nắm vững quy trình xin phép, thời gian thi công và các yêu cầu khác sẽ giúp quá trình cải tạo diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Hãy luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc ban quản lý để đảm bảo rằng mọi bước đều được thực hiện đúng quy định.