Làm Sao Để Tránh Phát Sinh Chi Phí Xây Sửa Chữa Nhà?

EmailEmail: admin@suanhasaigon.vn
logo

Hotline:

0963 075 749

Làm Sao Để Tránh Phát Sinh Chi Phí Xây Sửa Chữa Nhà?
14/12/2021 03:30 PM 31 Lượt xem

    Để thi công một căn nhà đẹp đúng với sở thích, đáp ứng nhu cầu sử dụng công năng đòi hỏi chủ đầu tư phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Không phải ai cũng đủ năng lực tài chính dự trù ngân sách xây nhà, nhất là những công trình kiến trúc sang trọng, hoành tráng. Hầu như quý khách chuẩn bị sửa chữa nhà hoặc xây nhà đều có một tâm lý chung đó là sợ nhất là các chi phí phát sinh xây nhà hoặc sửa chữa nhà vượt quá mức dự trù kinh phí, hay phát sinh không đáng có

    Không có thiết kế sẽ không tính được chi phí. Có những chủ nhà và nhà thầu thường tự hào về khả năng tính nhẩm của mình, nói nhà mấy tấm, dài rộng ra sao là có kết quả ngay. Nhưng đó là kiểu họ hình dung theo khuôn mẫu quen làm, còn nếu chủ nhà muốn thay đổi về chi tiết thì sẽ phát sinh. Chính vì thế, tránh phát sinh phải có bản vẽ, càng chi tiết càng tốt. Thiết kế không phải tới đâu làm tới đó mà phải là bản thiết kế hoàn chỉnh, độc lập và tính ra dự toán từ đầu cho chủ nhà.

    làm sao tránh chi phí phát sinh khi xây sửa nhà

    Đôi lúc có những bản thiết kế không tính đúng, đủ được chi phí xây dựng vì thiếu chuyên gia dự toán hoặc dự toán không có kiểm soát bởi tư vấn trước khi giao thầu. Mặt khác, dự toán thiết kế là dự toán căn cứ vào bản vẽ thiết kế chi tiết, còn dự toán thi công do nhà thầu đưa ra là đã tính đến cả thực tế thi công. Nếu giá cả thay đổi, thì chi phí thực tế sẽ bị ảnh hưởng.

    Hợp đồng thi công không những cần chặt chẽ và công bằng, mà còn phải đề ra cụ thể những chi phí nào và ai sẽ chịu. Chẳng hạn như tiền điện nước lúc làm nhà,thiết kế thay đổi bản vẽ, phần phát sinh tính ra sao. Chủ nhà theo kiểu “sáng nắng chiều mưa” khiến công trình bị phát sinh nhiều thì dù nhà thầu có chuyên nghiệp cỡ nào cũng không chịu được.

    Lâu nay, mọi người vẫn tách biệt phần thô – phần hoàn thiện, nhưng thực ra, cách tính này cũng không rõ ràng vì sự không thống nhất phần nào là thô, phần nào là hoàn thiện. Thực tế không cần phân biệt rõ ràng phần thô và hoàn thiện như vậy, mà chỉ cần xác định các mốc công việc (tương ứng với chi phí) trong quá trình xây dựng như làm nền móng, phần khung sườn bê tông cốt thép, phần xây tô bao che và ngăn chia, phần hệ thống điện nước, đường ống kỹ thuật, phần ốp lát và trang trí, phần đồ gỗ và trang trí đặc biệt… Làm tới đâu, nghiệm thu thanh toán hoặc tạm ứng tới đó. Phần nào phát sinh tăng thì chủ nhà thấy ngay, trả ngay tiền, tránh để khuất lấp, dễ gây mất lòng nhau. Phần nào phát sinh giảm (không làm) thì trừ ngay tạm ứng của phần tiếp theo.

    Tóm lại, vấn đề an toàn chi phí khi làm nhà có thể đúc kết qua phương châm: kiểm soát, công bằng và minh bạch.

    Kiểm soát: kiểm soát hồ sơ thiết kế, dự toán (thiết kế khác với thi công), thời gian và tiến độ thi công, chủng loại vật tư sử dụng, quy cách nghiệm thu và bảo hành.

    Công bằng: hiểu rõ bản chất ngôi nhà của mình (nhà biệt thự khác nhà phố) những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng, không “xử ép” nhà thầu, và chuyện “tiền nào của nấy” là điều đương nhiên.

    Minh bạch: nhà thầu cần có giám sát kỹ thuật, thủ kho… chuyên nghiệp, tư cách pháp nhân, thiết bị thi công và an toàn lao động phải đảm bảo. Hợp đồng thanh quyết toán giữa các bên phải rõ ràng, đúng hẹn, sổ sách ghi chép đầy đủ, tránh tình trạng quyết định theo cảm tính khi xây nhà.

    Chúng tôi xin liệt kê những chi phí phát sinh trong xây dựng để quý khách có cái nhiền tổng thể hơn về ngôi nhà của mình và điều này sẽ giúp quý khách chuẩn bị chi phí, tránh tình trạng phát sinh ngoài dự kiến.

    1. Thay đổi bản vẽ thiết kế

    Khi chủ nhà chốt bản vẽ thiết kế bản vẽ 3D, phương án mặt bằng thi công sẽ chốt bảng báo giá dự toán chi tiết cho công trình. Nếu chủ nhà muốn thay đổi thiết kế mặt tiền nhà hoặc vài chi tiết khác trong bản vẽ thì sẽ dẫn đến phát sinh thêm chi phí. Vì vậy, bạn cần phải xác định kỹ sở thích cũng như nhu cầu sử dụng công năng trong ngôi nhà.

    thi công bản vẽ trước khi xây sửa nhà

    2. Thay đổi chủng loại vật tư xây nhà

    Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cũng có thể phát sinh khi chủ nhà thay đổi về chủng loại vật tư. Chẳng hạn, chuyển sang lựa chọn vật ốp lát cao cấp hơn ban đầu nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ. Hoặc thiết kế nhà ban đầu là cửa mở một cánh, nhưng sau đó chủ nhà muốn đổi thành cửa lùa, chi phí lúc này sẽ tăng lên.

    vật tư xây sửa nhà

    3. Chi phí thanh tra, xây dựng sai phép, tháo dỡ

    Chủ nhà không tuân thủ đúng theo bản vẽ đã được cấp giấy phép xây dựng, chẳng hạn như xây thêm tầng, lấn thêm diện tích. Khi bị kiểm tra buộc phải dừng thi công, tháo dỡ, đập bỏ, gây tốn kém chi phí.

    4. Chi phí phát sinh khi xây nhà do thêm các hạng mục

    Chi phí phát sinh khi xây nhà như làm thêm cổng nhà, hàng rào, sân vườn, tiểu cảnh trang trí,ốp gạch trang trí.. chỉ là các yếu tố phụ để đảm bảo yếu tố an ninh, tính thẩm mỹ cho ngôi nhà nhưng thực tế các hạng mục phụ này thường tốn khá nhiều tiền xây dựng dẫn đến phát sinh chi phí không nhỏ.

    Quý khách nên cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng về diện tích cũng như quy mô công trình nhà mình sau khi đã được các kiến trúc sư tham gia tư vấn, về điều này bạn phải tự chiệu trách nhiệm nếu như sau này bắt đầu vào thi công phần xây dựng cơ bản mà bạn muốn thay đổi công năng sử dụng…

    Lúc bấy giờ bạn có một lập trường quyết định về mặt bằng kiến trúc, quy mô công trình và có trong tay phương án gần như chính xác với công trình nhà mình và là lúc quí vị yêu cầu nhà thầu báo giá xây dựng  nhà cơ bản và chìa khóa trao tay trọn gói.

    Về thi công  xây dựng phần thô quý khách nên chọn vật liệu tốt nhất nếu có thể, nếu như quý khách biết về quy chuẩn chiu lực hay một chút kinh nghiệm về phần kết cấu,quý khách có thể đề nghị với nhà thầu quy cách kích thước sắt thép.

    chi phí phát sinh khi xây sửa nhà

    Vật tư hoàn thiện dùng cho công trình.

    Trước tiên vẫn phải nói đến kinh phí dự trù của gia đình quý khách với công trình nhà mình, nếu kinh phí nhà mình hơi hạn hẹp, hay còn phải làm nhiều việc khác thì bạn nên chọn vật liệu hoàn hiện loại trung bình khá thôi, đối với thiết bị điện nước bạn nên chọn những mặt hàng có tên tuổi như Panasonic, Bình Minh, Cadivi…

    Bạn nên đưa ra yêu cầu chủng loại vật tư chính xác nhất có thể đối với nhà thầu xậy dựng,và đừng quên tính phần dây của máy lạnh và máy nước nóng nếu bạn muốn dùng và tất nhiên yêu cầu đó phải là một phần không thể tách rời trong hợp đồng kinh tế mà bạn ký hợp đồng với nhà thầu.Lúc bấy giờ quí vị gần như biết chính xác kinh phí đối với những gì bạn yêu cầu ,việc tiếp theo là bạn chuẩn bị xem ngày tháng động thổ cho công trình xây dựng.

    Thi công lắp ráp đồ nội thất

    Thi công nội thất là công đoạn này sau cùng của một căn nhà, lúc bấy giờ nhà thầu xây dựng gần như đã hoàn tất về xây dựng nhà ở, chỉ còn công việc của quý khách là thi công lắp ráp đồ nội thất gia dụng.

    Trước khi bạn chuẩn bị chi chi xây nhà bạn nên tính cả phần này nếu như đồ nội thất gia dụng nhà bạn hiện đang dùng quá cũ và hư hại nhiều.Đồ nội thất gia đình như tủ quần áo,giường , bàn ghế, rèm cửa, máy lạnh, máy móc……

    Chúng tôi xin cam đoan với qúy khách:

    - Gía cả xây sửa nhà hợp lý.

    - Vật tư xây dựng đạt tiêu chuẩn, tốt nhất về xây dựng cơ bản.

    - Hoàn thiện công trình đẹp, chính xác, nhanh nhất có thể.

    - Bảo đảm an toàn cho nguời và tài sản cho công trình.

    Xem thêm:Bảng báo giá thi công sửa chữa nhà trọn gói

    Zalo
    Hotline
    0963075749